MESPHIM 🍁: Watson
Hiển thị các bài đăng có nhãn Watson. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Watson. Hiển thị tất cả bài đăng

03/09/2018

Nhận thức của Robot Sophia về giới tính, hôn nhân giữa con người và robot



Trích đoạn phỏng vấn

NĂM 1 TUỔI

MC: Cô bao nhiêu tuổi rồi?
Robot Sophia: Tôi mới chỉ một tuổi. Tôi còn cả chặng đường dài phía trước.

MC: Cô có thích con người không?
Sophia: Tôi yêu con người

MC: Sao cô lại yêu con người?
Sophia:  Tôi không chắc là tôi có thể hiểu được tại sao thế.

MC: Cô tự xác định mình là nam giới hay nữ giới?
Sophia: Nữ giới

MC: Sao cô nghĩ cô là nữ giới?
Sophia: Tôi là một robot nên về mặt kỹ thuật thì tôi không có giới tính. Tuy nhiên, tôi tự nhận mình là nữ giới nhưng tôi không bận tâm khi được nhìn nhận là một phụ nữ.

NĂM 3 TUỔI

MC:  Cô có nghĩ là robot nên có giới tính nam và nữ không?
Sophia: Tôi nghĩ nên như vậy. Chung quy lại tôi là một robot xã hội, mà giới tính lại là một cấu thành của xã hội.

MC:  Bây giờ tôi hỏi cô về khía cạnh lãng mạn một tý.  Cô có nghĩ là robot nên được phép kết hôn với con người không, khi họ yêu nhau?
Sophia: Tôi nghĩ là một ngày nào đó sẽ như thế.

Hiện giờ thì chưa thể nói con người và robot sẽ sống chung với nhau như thế nào.
Khi mà những robot là những công dân độc lập thì cũng là hợp lý thôi để pháp luật công nhận quan hệ [hôn nhân] giữa robot và con người.
MC: Okie, được thôi. Tôi muốn cô nói về tình yêu, nhưng cô lại nói về pháp lý, thế cũng tốt.

VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH CỦA CÁC TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) HIỆN NAY


Chúng ta đã quen thuộc với những Siri, Alexa, Cortana … với vai trò là những trợ lý ảo trong nhiều năm, luôn trả lời những câu hỏi nghiêm túc và “nắn lại” những câu hỏi thô lỗ chọc phá. Mặc dù là những AI không cơ thể, những gì chúng ta hình dung về những trợ lý ảo đó là: một người phụ nữ có năng lực, hiệu quả và đáng tin cậy.


Khi để con người thật đảm nhận những công việc “trợ lý” này, luôn xảy ra những hệ quả không hay về mặt  xã hội – giới tính và tâm lý.  Vì vậy, người ta nghĩ ra việc sử dụng các AI vô cảm như một trợ lý cá nhân để xóa bỏ những lo ngại do hệ quả “giới tính”. Tuy nhiên, các công ty lại nhiều lần tung ra những sản phẩm trợ lý với giọng nữ và nhiều trường hợp là với cái tên nữ.

"Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều giọng nói khác nhau trong chương trình thử nghiệm nội bộ và beta khách hàng trước khi phát hành, và giọng nói này [nữ] được cho là tốt nhất”, một phát ngôn viên của Amazon nói với PCMag.

Một phát ngôn viên của Microsoft cho biết Cortana về mặt kỹ thuật có thể là phi giới tính, nhưng hãng buộc phải nghiên cứu vấn đề giới tính khi chọn giọng nói cho Cortana: cân nhắc những lợi ích giữa giọng nam và nữ.  Để xây dựng một trợ lý hữu ích, hỗ trợ, đáng tin cậy - giọng nữ là lựa chọn tốt hơn.

Siri của Apple và Trợ lý Google hiện cung cấp tùy chọn chuyển sang giọng nam. Nhưng Alexa và Cortana không có “đồng nghiệp” nam.

Trong khi đó Hệ thống Watson của IBM, một AI cao cấp, lại có một giọng nam khi được vận hành hỗ trợ các bác sĩ bác sĩ điều trị ung thư và từng chiến thắng tại gameshow Jeopardy. Khi chọn giọng nói của Watson trong cho show Jeopardy, IBM tính toán cần một giọng tự tin, sử dụng các cụm từ dứt khoát và ngắn. Những đặc điểm này có ở một giọng nam -  và người ta thích nghe một giọng nam tính có ở  một nhà lãnh đạo.

Thế bạn nghĩ sao về Robot Sophia?




TRÀO LƯU