MESPHIM 🍁: Cỗ máy Chiến tranh: Cuộc chiến Afghanistan dưới góc châm biếm (War Machine 2017) 🎥

28/08/2021

Cỗ máy Chiến tranh: Cuộc chiến Afghanistan dưới góc châm biếm (War Machine 2017) 🎥

War Machine là một bộ phim chiến tranh châm biếm của Mỹ năm 2017 do David Michôd viết kịch bản và đạo diễn, Brad Pitt đóng vai chính. Phim dựa trên cuốn sách phi hư cấu “The Operator: The Wild and Terrifying Inside Story of America’s War in Afghanistan” của Michael Hastings, phỏng tác các sự kiện về Tướng quân Stanley McChrystal Hoa Kỳ.






@ War Machine | Xem trên Netflix.

War Machine
(2017) on IMDb
_________


BÀI LIÊN QUAN:





Là một bộ phim chiến tranh, nhưng War Machine không có tiếng súng. Diễn biến xoay quanh những tương tác trong bộ máy chính trị của Hoa Kỳ và liên quân trong các quyết định điều hành cuộc chiến tại Afghanistan khi nó đã bước vào năm thứ 8 – và Hoa Kỳ dưới thời của Obama lên kế hoạch rút quân về nước sau 2 năm nữa.

Với phong cách châm biếm, War Machine thường khai thác các chi tiết hài hước, vui nhộn trong những tình huống chính trị và ngoại giao vốn nặng về nghi thức.

NỘI DUNG WAR MACHINE


Vào mùa hè năm 2009, tướng bốn sao Glen McMahon, người đã nổi tiếng với vai trò lãnh đạo hiệu quả trong cuộc chiến ở Iraq, được cử đến Afghanistan để chuẩn bị đánh giá tình hình nhằm giúp chính phủ có thể chấm dứt cuộc chiến đang diễn ra, với điều kiện là ông không được phép yêu cầu tiếp thêm quân. 

McMahon và các phụ tá thống nhất với niềm tin rằng cuộc chiến có thể thắng, và quyết định đề nghị Tổng thống Obama cho phép tăng thêm 40.000 quân để chiếm tỉnh Helmand nhằm ổn định nước này. Tuy nhiên, Ngoại trưởng nói với McMahon rằng báo cáo của McMahon sẽ không được xem xét cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống của Afghanistan.

Tiếp đó, do có những bất thường trong việc kiểm phiếu trong cuộc bầu cử tại Afghanistan, việc bầu cử lại phải được tổ chức, làm trì hoãn thêm việc đệ trình báo cáo của McMahon lên Tổng thống. Chán nản, McMahon bí mật tiết lộ bản đánh giá cho Tờ Washington Post và tổ chức một cuộc phỏng vấn với Kênh 60 Minutes, trong đó ông tiết lộ rằng, trong 70 ngày qua, ông chỉ được gặp Tổng thống Obama một lần.




Trước áp lực dư luận, chính phủ Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ gửi 30.000 quân đến Afghanistan và tất cả các lực lượng Hoa Kỳ và liên quân ở nước này sẽ rời đi sau 18 tháng. Để tập hợp 10.000 quân còn lại cần thiết cho chiến lược của mình, McMahon đến Paris để đàm phán với các quốc gia liên minh khác.

Tại Paris, McMahon biết rằng Tổng thống Obama đang ở Đan Mạch và muốn gặp ông. Tuy nhiên, Tổng thống chỉ bắt tay McMahon khi ông leo lên chiếc Không lực Một, được cho là do hạn chế về thời gian. McMahon và các phụ ta tham dự một bữa tối để vinh danh McMahon, có sự tham dự của phóng viên Sean Cullen của Rolling Stone. 

Cullen tiếp tục tham gia cuộc hành trình của nhóm McMahon đến Berlin để tiếp tục đàm phán, Cullen quan sát hành vi của họ và kết luận rằng họ kiêu ngạo, và dường như không quan tâm đến nhận thức ngày càng tăng của công chúng rằng cuộc chiến này là tốn kém và lãng phí. 

Tại một hội nghị để thảo luận về chiến lược của mình, McMahon phải đối mặt với một quan chức Đức nghi ngờ cách tiếp cận của ông và cho rằng các kế hoạch của McMahon sẽ chỉ dẫn đến tổn thất nhiều hơn. Tuy nhiên, cả người Đức và người Pháp đều đồng ý cung cấp các binh sĩ cần thiết cho cuộc tấn công theo kế hoạch của McMahon, có mật danh "Chiến dịch Moshtarak".

Chiến dịch bắt đầu, nhưng nhanh chóng gặp rắc rối khi một số thường dân vô tình bị giết. Khi McMahon tổ chức một cuộc họp công khai để giải thích sự việc, đám đông trở nên thù địch và yêu cầu McMahon và quân đội của ông ta rời đi.




Tệ hơn nữa, McMahon biết rằng bài báo của Cullen đã được xuất bản, và vẽ ra một bức tranh tiêu cực về ông ta và các phụ tá đã công khai nói chống lại Tổng thống. Biết rằng mình sẽ bị sa thải, McMahon quay trở lại Washington và sau đó nhận công việc như một nhà tư vấn dân sự.

Sau đó, Phóng viên Cullen suy nghĩ về hậu quả của bài báo mình viết:  Cullen mong muốn sự sụp đổ của McMahon cuối cùng sẽ thuyết phục được chính phủ ngừng xâm lược nước ngoài và chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan; tuy nhiên, thay vào đó, chính phủ đã chỉ định một vị tướng mới thay thế McMahon.


























🎥 WAR MACHINE 2017 VIETSUB

 

📂 MỤC LỤC GENERATION KILL

📂 MỤC LỤC  SEAL TEAM VÀ CÁC BỘ PHIM QUÂN SỰ

Support us
Follow us

Search us




DIỄN VIÊN WAR MACHINE


McMahon's Entourage


  • Brad Pitt ... General Glen McMahon
  • Anthony Hayes ... Lieutenant Commander Pete Duckman
  • Emory Cohen ... Corporal Willy Dunne
  • RJ Cyler ... USAF Tech Sergeant Andy Moon
  • Daniel Betts ... USN Rear Admiral Simon Ball
  • Topher Grace ... Matt Little
  • Anthony Michael Hall ... Major General Greg Pulver
  • John Magaro ... Colonel Cory Staggart
  • Aymen Hamdouchi ... Captain Badi Basim
  • Scoot McNairy ... Sean Cullen
  • Meg Tilly ... Jeanie McMahon

U.S. Diplomats

  • Sian Thomas ... United States Secretary of State Edith May, based on Hillary Rodham Clinton
  • Alan Ruck ... Lieutenant General Pat McKinnon, United States Ambassador to Afghanistan, loosely based on Lieutenant General Karl Eikenberry
  • Nicholas Jones ... Dick Waddle, loosely based on Special Representative for Afghanistan and Pakistan Richard Holbrooke
  • Griffin Dunne ... Ray Canucci, a United States Department of State senior official

Politicians


  • Ben Kingsley ... President Hamid Karzai
  • Reggie Brown ... President Barack Obama
  • Tilda Swinton ... a German politician

Combat Marines


  • Will Poulter ... Sergeant Ricky Ortega, a Marine Corps infantry squad leader
  • Lakeith Stanfield ... Corporal Billy Cole, a disillusioned Marine and member of Ortega's squad.
  • Josh Stewart ... Captain Dick North, a Marine Corps officer

Other cast members


  • Rufus Wright ... British Army Lieutenant Colonel Frank Groom
  • Georgina Rylance ... Lydia Cunningham, 60 Minutes Journalist
  • Russell Crowe ... General Bob White, General Glen McMahon's replacement, similar to David Petraeus



PHIM MỚI



TRÀO LƯU