MESPHIM 🍁: Phát hiện ra “Ma cà rồng” của khủng long có lông vũ

17/12/2017

Phát hiện ra “Ma cà rồng” của khủng long có lông vũ

Khi nghiên cứu các miếng hổ phách từ Miến Điện (Myanmar) có niên đại 100 triệu năm, các nhà khảo cổ phát hiện ra một con rệp no tròn gấp 8 lần kích thước bình thường chứa máu khủng long – nó là ma cà rồng của loài khủng long.






BÀI LIÊN QUAN:










Các miếng hổ phách còn chứa lông vũ, cho thấy vật chủ bị hút máu phải là một loài có lông vũ. Xét về niên đại, thời điểm này chưa xuất hiện loài chim hiện đại và động vật có vú thì không có lông vũ, nên vật chủ chỉ có thể là khủng long.

Tuy được gọi là Ma Cà Rồng nhưng thực ra đây là những vật ký sinh chỉ dài 5mm. Chúng được đặt tên là “Ma cà rồng của Khủng long”.

Bạn cũng đừng vội liên tưởng đến Bộ phim Thế giới Kỷ Jura, vì các miếng hổ phách này chỉ có niên đại cách đây 100 triệu năm, rơi vào kỷ Phấn trắng (cách chúng ta khoảng 150 triệu năm) diễn ra sau kỷ Jura (cách chúng ta gần 200 triệu năm). Kỷ phấn trắng là thời kỳ các loài sinh vật có vú và các loài côn trùng bắt đầu phát triển.


Tuy nhiên, thật không may mắn là các nỗ lực phân tích ADN của khủng long vật chủ trong các mẫu hổ phách cổ xưa đó đều đã thất bại vì sự phân hủy theo thời gian. Nên danh tính của khủng long vật chủ vẫn mãi là một ẩn số. Tuy nhiên, có thể nhận định rằng nó thuộc loài Theropod có lông vũ và là tổ tiên của loài chim hiện nay.








KHOA HỌC - TỰ NHIÊN





TRÀO LƯU