MESPHIM 🍁: Cây gậy đối ngoại của Thái tử Mohammed bin Salman: Gậy ông có đập lưng ông?

21/12/2017

Cây gậy đối ngoại của Thái tử Mohammed bin Salman: Gậy ông có đập lưng ông?



Cây gậy đối ngoại của Thái tử Mohammed bin Salman: gậy ông có đập lưng ông?

Thái tử Mohammed bin Salman (MbS) của Ả-rập Xê-út chắc chắn là Nhân vật của năm tại khu vực Trung Đông. Thậm chí, trong cuộc bầu chọn của độc giả do Tạp chí Time tổ chức nhằm chọn ra Nhân vật của năm trên toàn thế giới, vị Thái tử này đã giành được số phiếu bầu chọn cao nhất là 26%, vượt xa số phiếu của Hillary Cliton (4%) hay Donald Trump (2%).
Tuy nhiên, giới chính khách cho rằng, MbS nổi tiếng chủ yếu nhờ vào cách thức dọn đường lên ngai vàng: loại bỏ đối thủ bên trong và bên ngoài gia đình hoàng gia – bằng một loạt các biện pháp tập trung quyền lực đầy mưu mô và khốc liệt.

Khi cha ông lên nắm quyền vào đầu năm 2015, MbS đã ủng hộ phe nổi dậy tại Syria và đã đạt được một số thành công, nhưng chính điều này đã kích động sự can thiệp quân sự toàn diện của Nga. Và kết quả là chiến thắng của Tổng thống Bashar al-Assad.  Syria ngày càng rơi vào vòng tay của Nga.

Cũng trong khoảng thời gian đó, MbS đã tiến hành cuộc can thiệp vũ trang, chủ yếu bằng không lực, vào cuộc nội chiến tại Yemen (Chiến dịch Bão táp Quyết định - Operation Decisive Storm).

Hai năm rưỡi sau đó, cuộc chiến đã không kết thúc mà vẫn đang tiếp tục dai dẳng, giết chết 10.000 người và đưa ít nhất 7 triệu người Yemenis rơi vào nạn đói.

Thái tử cũng nhắm chính sách đối ngoại vào việc làm suy yếu các ảnh hưởng của Iran đối với các đồng minh trong khu vực.

Cụ thể Ả-rập Xê-út và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đang đóng vai trò dẫn đầu trong việc cô lập Qatar bằng một lệnh phong tỏa bị áp dụng vào giữa năm 2017 vì nước này hỗ trợ cho các phong trào của Al-Qaeda. 

Tuy nhiên, chiến dịch chống Qatari đã thúc đẩy đất nước nhỏ bé nhưng giàu có này lại rơi sâu hơn vào vòng tay của Iran.

Tháng 11/2017, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri được triệu hồi đến Riyadh, không được phép rời đi và MbS ép ông ta phải từ chức.

Mục tiêu của hành động  của phía Ả-rập Xê-út là làm suy yếu Hezbollah và Iran ở Li-băng, nhưng trên thực tế thì ngược lại: dường như làm gia tăng ảnh hưởng của hai thế lực này.

Tất cả những hành động của Saudi đều có điểm chung là chúng dựa trên một giả định ngây thơ rằng "một kịch bản tốt nhất" chắc chắn sẽ đạt được. Ả Rập Xê út chỉ đơn giản là cắm đầu vào xung đột và đối đầu mà không có ý tưởng làm thế nào để chấm dứt.

MbS  có lẽ đang tin tưởng vào những quyết sách của mình khi Tổng thống Donald Trump và Jared Kushner (con rể của Trump  và là cố vấn chính của Trung Đông) tỏ ra ủng hộ.

"Tôi tin tưởng vào vua Salman và Hoàng thái tử của Ả-rập Xê-út, họ biết chính xác họ đang làm gì", ông Trump phát biểu hồi đầu tháng 11/2017 sau vụ bắt giữ 200 thành phần thượng lưu tại Saudi.  Trước đó, ông Trump đã tuyên bố ủng hộ nỗ lực cô lập Qatar.

Nhưng ngày nay sự hỗ trợ từ Nhà Trắng lại không còn nhiều ý nghĩa như trong quá khứ. Mọi sự chú ý của Donald Trump rất là ngắn ngủi vì ông chủ yếu bận tâm với chính trị trong nước với chủ trương “Nước Mỹ trên hết”.

Ngoài ra, sự chấp thuận của ông không nhất thiết đồng nghĩa với sự chấp thuận của các Bộ ngành khác trong chính phủ Hoa Kỳ: Bộ Ngoại giao và Lầu năm góc có thể không chấp nhận lời tweet mới nhất của Trump và tìm cách lờ đi hoặc phá hoại nó.

Trên thực tế, Mỹ đã không ủng hộ cuộc đối đầu của Saudi với Qatar hoặc hành vi ép Thủ tướng Li-băng Hariri từ chức.

Liệu có phải chính Ảrập Xê út (và MbS) - chứ không phải đối thủ của nước này - đang dần bị cô lập?


Tags: Saudi Arabia, Ả rập Xê út, Mohammed Bin Salman, Thái tử Saudi, Hoàng tử Saudi, Dầu mỏ, Trung đông, Trò chơi Vương quyền, Iran, Syria, Lebanon, Li băng





TRÀO LƯU