MESPHIM 🍁: Những sự thật đáng buồn về cấu tạo "cơ thể" robot Sophia

22/11/2017

Những sự thật đáng buồn về cấu tạo "cơ thể" robot Sophia






Sự thật về cấu tạo cơ thể Robot Sophia
1.       Sophia như một bức tượng bán thân: không có thân dưới và chân
Trái với suy nghĩ nhiều người, Robot Sophia không có cơ thể hoàn chỉnh, chỉ có phần thân trên.
Trong nhiều sự kiện, Sophia chỉ được đặt trên một cái bàn.
Ở những sự kiện cần sự linh hoạt, cô được đặt trên một cái kệ bốn bánh và phải được con người kéo đi.

2.       Bàn tay Sophia thực sự “gân guốc”
Chỉ có gương mặt Sophia được phủ lớp Silicon, còn bàn tay cô chỉ được che bằng đôi găng tay khi xuất hiện tại các sự kiện.

3.       Cấu trúc bộ não của Sophia thực sự như  một chiếc CPU

4.       Đôi mắt của Sophia thực ra là 2 chiếc camera


5.       Các biểu cảm trên gương mặt, cử động cổ của Sophia là nhờ một loạt các động cơ nhỏ  được che phủ bởi lớp da mặt silicon

6.       Trên đầu Sophia có một nút công tấc để bật/tắt


7.       Sophia nghe được và nói được là nhờ vào công nghệ nhận dạng giọng nói của Alphabet.
Các thuật toán xác suất được sử dụng, đại khái:
“Nếu bạn nói X, cô ấy sẽ trả lời Y – tùy vào kho dữ liệu lập trình sẵn cho cô ấy”



NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ KHÁC VỀ SOPHIA
Tiến sĩ David Hanson – người sáng lập Hanson Robotics thực ra trong nhiều năm là một nhà phát triển ý tưởng của Walt Disney, chuyên xây dựng các tác phẩm điêu khắc, mô hình cho các công viên giải trí của hãng này. 

Nên chính Hanson là người thường xuyên phóng đại ý thức của Sophia, và ông có khuynh hướng  xây dựng cô robot này như một nhân vật nghệ thuật nhiều hơn là một sản phẩm công nghệ.

Đại khái, những gì bạn nghe Sophia nói chính là những gì mà mà “nghệ sĩ” David Hanson muốn nói.

Người ta cũng hay mỉa mai khi một cô robot nhận được 'quyền công dân' ở một quốc gia mà phụ nữ phải đến gần đây mới được phép lái xe (phải đến tháng 6/2018 mới có hiệu lực, theo một sắc lệnh của vua Salman mà thực ra là Thái tử Salma Mohammed – xem thêm video về Thái tử và Trò chơi Vương quyền phiên bản Ả Rập).

Tại sao là tại Ả Rập Xê út chứ không phải là tại một quốc gia nào khác?

Câu trả lời là, nếu theo dõi những diễn biến vương quyền đang diễn ra tại nước này, chúng ta có thể thấy “quyền công dân của Sophia” như một “minh chứng” của nỗ lực thay đổi xã hội.

Người ta cũng lo ngại sẽ là một tiền lệ xấu khi Sophia  được đối đãi như một ngôi sao truyền thông, làm người mẫu trên bìa các tạp chí, diễn xuất tại các talk show, và thậm chí có cả một bài phát biểu Liên Hợp Quốc.

Về vấn đề này, Hanson Robotics có lẽ đang triển khai dưới góc độ PR và tiếp thị.

“Startup (khởi nghiệp) nào cũng cần thu hút sự chú ý của công chúng chứ, làm sao mà đứng ngoài truyền thông được. Còn cả việc tìm nguồn vốn tài trợ nữa …”.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này đôi khi coi Sophia là biểu tượng của sự cường điệu thái quá về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI).

Ben Goertzel, trưởng nhóm khoa học tại Hanson Robotics cho biết “… trước đây, mọi người tin rằng AI không bao giờ có thể đạt mức độ giống con người như thật".

“Nhưng bây giờ, với sự xuất hiện của Sophia, một nửa công chúng bắt đầu nghĩ rằng AI đã sắp đạt tầm đó. Năm đến mười năm nữa mọi chuyện sẽ còn tiến xa hơn.”


"Nếu tôi nói với mọi người, tôi đang sử dụng logic xác suất …v…v… để Sophia trò chuyện được … thì họ không biết tôi đang nói về cái gì.  Nhưng nếu tôi để Sophia nở một nụ cười đẹp đẽ thì nhiều người tin rằng  hệ thống AI giống người đã gần kề rồi”.



TRÀO LƯU