MESPHIM 🍁: Trò chơi Vương quyền - Ngày tận thế của đế chế Valyria

27/09/2017

Trò chơi Vương quyền - Ngày tận thế của đế chế Valyria

Ngày tận thế của Valyria là một thảm họa diễn ra khoảng 400 năm trước sự kiện Cuộc chiến của Ngũ hoàng. Nó đã phá hủy kinh đô Valyria Cổ đại và tàn phá hầu hết mọi di sản của loài người tại Bán đảo Valyria.


Những con rồng đã theo chân Gia tộc Targaryen di cư đến Lục địa Westeros.

Những con rồng đã theo chân Gia tộc Targaryen di cư đến Lục địa Westeros. 

______________________


Bài liên quan:




Sự phá hủy kinh đô diễn ra chóng vánh trong một ngày đã dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ đế chế Valyria Freehold – đế chế đã cai trị lục địa Essos trong hơn bốn ngàn năm.

Một cách gián tiếp, sự kiện này là tiền đề để dẫn đến cuộc chinh phạt của Gia tộc Targaryen tại lục địa Westeros – tạo ra những diễn biến của của Trò chơi Vương quyền.
 

ĐẾ CHẾ VALYRIA TRƯỚC NGÀY TẬN THẾ


Trong gần 5 nghìn năm, đế chế Valyria đã cai trị lục địa Essos (chiếm một nửa thế giới cổ đại) nhờ vào sức mạnh của loài rồng mà họ sở hữu. 

Đế chế Valyria trong giai đoạn này là  nền văn minh chủ đạo của thế giới cổ đại, với những đặc trưng về ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo và tập quán. 

Đế chế này cũng thiết lập hệ thống các thuộc địa, gắn kết với Kinh đô Valyria bằng hệ thống đường sá.  

Một cách tình cờ hoặc nhờ vào một điềm báo trong mộng, Gia tộc Targaryens – một trong những gia tộc hùng mạnh nhất của Đế chế Essos đã thiết lập pháo đài Dragonstone trên một hòn đảo nằm ngoài khơi lục địa Westeros, sử dụng làm một điểm giao thương.  Và đây là cơ duyên cho sự sống sót của Gia tộc này.



NGÀY TẬN THẾ


Trong ngày định mệnh, những ngọn núi lửa gần Kinh đô Valyria phun trào, thiêu rụi  thủ phủ ngàn năm tưởng rằng bất diệt thành tro bụi và tàn phá các vùng lân cận bởi những trận động đất kéo theo sau. Toàn bộ sách sử, bùa chú, tri thức, di sản của người Valyria đều bị tàn phá.

Những ngọn lửa phun trào khủng khiếp đến mức những con rồng cố gắng bay lên cao nhất có thể nhưng cũng bị thiêu sống.

Toàn bộ bán đảo Valyria chấn động, nức toát và nước biển tràn vào nhấn chìm toàn bộ kinh đô. Khu vực này sau đó được gọi với cái tên là Biển Khói (Smoking Sea) mà không một thủy thủ nào dám lái thuyền qua vì lo sợ những quái vật dưới biển và những hiểm họa tiềm tang.

Nguyên nhân của Ngày tận thế đến nay vẫn là một ẩn số: một số người cho rằng đó đơn thuần là thảm họa tự nhiên, một số khác cho rằng đó là do những lời nguyền và bùa chú vô tình của chính người Valyria.

Các Gia tộc của Đế chế Valyria đều tuyệt chủng, ngoại trừ Gia tộc  Targaryens  (tổ tiên của Mẹ Rồng Dany) nhờ họ đã lập pháo đài Dragonstone và di tản đến nơi này vài năm trước khi sự kiện diễn ra.

Những con rồng đi cùng họ cũng là những con duy nhất còn sống sót trên thế giới.

Một thứ khác còn sót lại là con dao làm bằng thép Valyria huyền thoại, hiện do Arya nắm giữ. Ngoài ra, Quang Minh Kiếm dự định sẽ xua tan bóng tối (giúp tiêu diệt Dạ Vương) liệu có phải là thanh kiếm còn sót lại của nền văn minh Valyria mà đến giờ vẫn chưa tìm ra?




THẾ KỶ CỦA MÁU


Khi kinh đô của Đế chế Essos bị phá hủy, các thuộc địa trước đây của Đế chế bắt đầu giành lại quyền tự trị, và họ chinh phạt lẫn nhau trong những cuộc chiến đẫm máu để giành quyền thống trị lục địa - tạo ra một thời kỳ gọi là Thế kỷ của Máu (Century of Blood).

Khi không còn bị kiểm soát bởi người Valyria dưới sức mạnh của loài rồng như trước đây, người Dothraki (sau này Mẹ Rồng được gả cho Bộ tộc này, và hiện nay là Nữ vương)  bắt đầu bành trướng khắp toàn lục địa Essos. 

Tại vùng tây bắc, thành Braavos vốn “ẩn mình” do các nô lệ trốn chạy từ Valyria thiết lập dần dần nổi lên. Do không có những gắn kết về chính trị với Đế chế Valyria cũ , hòn đảo Braavos tránh được những cuộc nội chiến và chinh phạt, đảm bảo được sự ổn định và dần dần phát triển thành nơi hùng mạnh nhất trong số các Thành tự trị (Free Cities).




VALYRIA NGÀY NAY


Bốn thế kỷ sau ngày tận thế, Phế đô Valyria vẫn là  một đống đổ nát phủ khói.  Mọi nỗ lực đi qua phế đô này hoặc khôi  phục lại nó đều kết thúc trong bi kịch. Ngay cả đến cướp biển cũng e ngại đi qua vùng đất này.

Các con tàu đi qua bán đảo Valyria đều cố gắng tránh xa đất liền vì lo ngại quái vật và những điều đen tối xảy đến. Đây cũng là nơi bị đày của những  người bị bệnh da hóa đá. Họ tìm cách để sống sót dưới những tàn tích của phế đô này.

Trong phần 5, có phân cảnh Tyrion và Jorah đi qua vùng biển này và bị tấn công bởi những người đá, sau đó Jorah bắt đầu bị nhiễm căn bệnh vảy đá.




TIỀN ĐỀ CHO LỊCH SỬ GIA TỘC MẸ RỒNG TẠI WESTEROS


Từ cứ điểm là pháo đài Dragonstone, Gia tộc Tagaryens bắt đầu lập một pháo đài mới tại vùng Blackwater Rush – sau này phát triển thành kinh đô King of Landing (nơi ngự trị của Ngai sắt và hiện là nơi Cersie đang cai trị).

Drogon - con rồng cuối cùng bên xác chủ nhân là Daenerys I Targaryen (thường được gọi là Mẹ rồng Dany), trong Trò chơi Vương quyền.

Drogon - con rồng cuối cùng bên xác chủ nhân là Daenerys I Targaryen (thường được gọi là Mẹ rồng Dany), trong Trò chơi Vương quyền.



100 năm sau ngày tận thế Valyria và cũng 300 năm trước Cuộc chiến Ngũ đế (War of the Five Kings – sự kiện khởi động của Trò chơi Vương quyền), Vua  Aegon Targaryen với sự hỗ trợ của loài rồng bắt đầu chinh phạt 6 Gia tộc chủ chốt của lục địa Westeros, hình thành nên đế chế với biểu tượng là chiếc Ngai sắt gồm bảy tiểu quốc.

Từ một trong những Gia tộc hùng mạnh nhất và là Gia tộc duy nhất còn sót lại của lục địa Essos sau ngày tận thế, họ đã chinh phạt và trở thành chủ nhân của Ngai sắt, cai trị lục địa Westeros trong khoảng 300 năm cho đến khi bị  Robert Baratheon (chồng của Cersei) lật đổ.






PHIM MỚI



@ ĐIỆN ẢNH MESPHIM | PHÂN TÍCH | PHỤ ĐỀ VIETSUB | XEM ONLINE


TRÀO LƯU